Chiến lược thiết kế bao bì của những chuỗi siêu thị lớn ở Vương quốc Anh

Sự thay đổi trong ngành bán lẻ và thói quen của khách hàng đang tạo ra sự thay đổi trong cách thiết kế bao bì ở Anh, và tạo cả những điều luật mới trong lãnh vực này ở EU. Trong 20 năm qua, siêu thị ngày càng phát triển mạnh mẽ. Những siêu thị hàng đầu ở Anh đã bắt đầu trưng bày nhiều loại sản phẩm khác bên cạnh các sản phẩm truyền thống là thực phẩm.

Sự thay đổi trong ngành bán lẻ và thói quen của khách hàng đang tạo ra sự thay đổi trong cách thiết kế bao bì ở Anh, và tạo cả những điều luật mới trong lãnh vực này ở EU. Trong 20 năm qua, siêu thị ngày càng phát triển mạnh mẽ. Những siêu thị hàng đầu ở Anh đã bắt đầu trưng bày nhiều loại sản phẩm khác bên cạnh các sản phẩm truyền thống là thực phẩm. Chúng đã dần dần xâm chiếm thị phần của các gian hàng chuyên buôn bán các loại sản phẩm này như hàng điện máy, hàng may mặc, văn phòng phẩm, âm nhạc, và ngay cả rượu và thức uống nhẹ ở các khu thương mại sầm uất.

Những nhà sản xuất nhãn hiệu ở Anh hiện nay sản xuất theo yêu cầu của các siêu thị. Ngay cả thuốc tây cũng phải được đóng gói làm sao để thu hút khách hàng và nâng cao doanh số. Ngoài ra mạng lưới phân phối cũng có những thay đổi đáng kể tuy ít được chú ý, đó là sự phân cấp trong phân phối. Tuy Anh là một nước nhỏ, nhưng sự cạnh tranh quyết liệt đã khiến các công ty thiết kế lại mẫu mã bao bì để hạn chế đến mức thấp nhất chi phí vận chuyển.

Những siêu thị hàng đầu ở Anh, đặc biệt là Tesco, đang là một trong những siêu thị hàng đầu thế giới về lợi nhuận. Tesco chiếm lĩnh 30% hệ thống siêu thị ở Anh và 12% thị phần bán lẻ. Những nhãn thực phẩm uy tín với hệ thống vận chuyển và phân phối hiệu quả cao cộng với sự đổi mới không ngừng đã giúp tạo nên lợi nhuận cao cho công ty.

Nhờ những tiến bộ trên, sự trung thành của khách hàng đối với siêu thị cũng không ngừng gia tăng. Điều này đã giúp siêu thị tiến vào các lĩnh vực kinh doanh khác như thức ăn nhanh, dịch vụ tài chính (ngân hàng, bảo hiểm, cho vay, và thẻ tín dụng).

Cạnh tranh đang nóng dần lên.

Trào lưu thu mua lại các công ty khiến cho cạnh tranh giá cả ngày càng khốc liệt. Sáu năm trước, Wal-Mart mua lại chuỗi siêu thị của Asda. Tuy nhiên, Wal-Mart đã không lường trước được rằng tính kinh tế của quy mô và sức mua ở Anh thì không được như ở Mỹ. Asda chỉ vượt qua Sainsbury và chiếm vị trí thứ hai, vẫn thua Tesco đến 13% về quy mô (15.7% và 28.7%).

Quản lí tốt và ý tưởng sáng tạo không phải là nguyên nhân duy nhất khiến các siêu thị ở Anh thành công. Lợi nhuận cao và bền vững của họ còn là do chính sách giá cả hợp lý, vận chuyển và phân phối hiệu quả, và chính sách cạnh tranh rất quyết liệt.

Những cửa hàng rau quả ở Anh hầu như rất ổn định về giá cả so với các đối thủ trong EU. Ví dụ ở Đức, đại hạ giá là rất phổ biến mặc cho điều này đi kèm với chất lượng sút kém. Ngược lại ở Anh, người ta hiếm khi dùng đến phương pháp này để thu hút khách hàng.

Thêm vào đó, Anh Quốc có diện tích đất đai khiêm tốn. Chính quyền quy hoạch rất chặt chẽ quỹ đất dành cho các công trình lớn như siêu thị và các cửa tiệm. Điều này khiến cho giá đất cho siêu thị tăng rất cao. Điều này khiến cho các tập đoàn bán lẻ lớn có lợi thế rất lớn. Họ có đủ tiềm lực để chịu mức giá đất cao và những thủ tục phức tạp khi xây dựng các siêu thị.

Vì thế, mức độ cạnh tranh chỉ chủ yếu tập trung vào sáu tập đoàn bán lẻ lớn nhất. Giá cả hàng hoá hầu như là giống nhau. Cạnh tranh giành khách hàng chỉ diễn ra bên ngoài siêu thị. Cụ thể là các siêu thị sẽ cố gắng đánh bại đối thủ bằng cách thực phẩm tốt hơn, tươi sống hơn với cách bày trí bắt mắt hơn. Theo đường lối này, Tesco lại vừa mở một loạt các quầy bar cà phê tự phục vụ ở tất cả các siêu thị của mình nhằm tăng thêm tiện ích cho khách hàng.

Tạm biệt các cửa hàng rau quả

Cách thức người Anh đi chợ giờ đây đã thay đổi. Những hàng thịt, hàng rau quả trên những con phố đông đúc nay đã hầu như biến mất. Khách hàng bay giờ có thể mua mọi thứ họ cần trong siêu thị. Thức ăn ở đây cũng thường tươi hơn, vì thế, khách hàng cũng đến thường xuyên hơn.

Trái lại, trên khắp lục địa Châu Âu, công nghiệp bán lẻ thực phẩm lại bị chia cắt. Ơ đó, văn hoá bán lẻ lại phát triển theo một hướng khác. Ngoài ở Pháp ra, hầu như không có hoặc rất ít các siêu thị lớn được xây dựng ở các nước khác. Khách hàng vẫn mua thức ăn tươi từ những cửa tiệm độc lập và chuyên biệt.

Đối với những mặt hàng thực phẩm cơ bản, người ta lại thường lựa chọn mua ở những chuỗi cửa hàng giá rẻ xuyên Châu Âu như Aldi và Lidl ở Đức hay Netto ở Đan Mạch. Mỗi cửa hàng loại này bán một vài loại sản phẩm giá rẻ và rất ít những hàng hiệu. Những loại cửa hàng này ở Anh chưa có.

Mặc dù hàng hoá ở các cửa tiệm này giá rất rẻ nhưng chất lượng và dịch vụ cũng sẽ không được đảm bảo như các siêu thị ở Anh. Ít mặt hàng để lựa chọn cũng đồng nghĩa với khách hàng phải đi nhiều nơi hơn để mua các loại hàng hoá minh cần. Các siêu thị của Anh duy trì sự cạnh tranh bằng cách cung cấp rất nhiều sự lựa chọn cho khách hàng, dich vụ rất tốt, cộng thêm với sự tiện lợi về địa điểm. Giá cả là yếu tố quan trọng, nhưng không phải là quyết định.

Những xu hướng bán lẻ chủ chốt ở Anh

Chúng ta có thể tự tin mà nói rằng những ý tưởng mới trong bán hàng cộng với những nhu cầu trong tương lai của người tiêu dùng trong tương lai ở Anh sẽ chi phối nghành công nghiệp đóng gói hàng tiêu dùng nước này. Chúng ta có thể xem xét một vài ví dụ:

Đi chợ tại một địa điểm. Như chúng ta đã có nhắc đến, các nhà bán lẻ đang có một tham vọng cung cấp cho khách hàng tất cả những mặt hàng mà họ cần ở các siêu thị của mình. Vì thế, đóng gói hàng hoá phải được xem xét từ cả ba góc độ – khách hàngkhông gian trong các siêu thị, và nhà vận chuyển.

Trưng bày sản phẩm: Sự hiện diện của sản phẩm trong các quầy trưng bày sản phẩm là cực kỳ quan trọng trong việc thu hút khách hàng mới và tăng sức mua của khách hàng cũ. Vì thế, ta cần những chiến lược bao bì mới để đạt được hiệu quả này.

Tiện lợi. Khách hàng càng ngày càng đòi hỏi sự tiện lợi, và bắt buộc các nhà sản xuất phải phát triển các loại bao bì giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian, dễ mang di, dễ mở, dể sử dụng, và có đầy đủ thông tin trợ giúp.

Hệ thống cung cấp. Những giải pháp bao bì mới có thể giúp hàng hoá lưu thông hiệu quả hơn, điều này là rất quan trọng khi mà cạnh tranh đang gia tăng trong nghành chế biến lẫn phân phối.

Marketing. Bao bì sẽ làm công việc “trợ giúp cho người bán hàng” song song với việc làm một “người bán hàng thầm lặng”. Sản phẩm sẽ dễ thu hút khách hàng hơn nhờ những loại bao bì nhấn mạnh vào sự tiện lợi và giá trị gia tăng của sản phẩm.

Anh hưởng của luật pháp EU đến ngành bao bì.

Văn bản “hướng dẫn 94/62 EC vềbao bì và chất thải bao bì” của EU yêu cầu tất cả các công ty hoạt động trong lãnh thổ phải thu gom hoặc tái chế rác bao bì. Một loại thuế đã được đánh vào ngành này. Nhưng ở Anh, người ta áp dụng văn bản này còn triệt để hơn – những nhà sản xuất và bán hàng phải chịu những chi phí này.

Cái gọi là “chia sẻ trách nhiệm” này sẽ tiêu tốn của các nhà sản xuất những khoảng khác nhau: nhà cung cấp nguyên liệu thô phải chịu 6% chi phí, sản xuất bao bì 11%, vào chai/đóng gói 36%, và nhà bán lẻ phải chịu 47%. Những nhà sản xuất bao bì có doanh số  dưới 1 triệu đôla sẽ được miễn đóng phí.

Theo các xu hướng dân số của Anh, trong vòng một thập kỷ nữa, một phần ba số gia đình ở Anh sẽ là “gia đình một người”. Các nhà sản xuất sẽ khai thác xu hướng này bằng việc tung ra các sản phẩm kích cỡ nhỏ hơn, những bao bì thực phẩm và đồ uống nhỏ hơn. Đương nhiên những sản phẩm nhỏ hơn sẽ làm tăng chi phí, hay tỉ số bao bì/sản phẩm, nhưng bù lại thực phẩm hoang phí (trong quá trình sử dụng của khách hàng) sẽ giảm đi. Vì thế, dù chi phí bao bì tăng nhưng xét trên khía cạnh môi trường và lợi ích khách hàng, điều này là có thể chấp nhận được. Người ta tin rằng các bộ luật nhằm làm giảm số lượng bao bì sẽ là không hợp lý.

Bao bì các sản phẩm y tế thường nhỏ, tuy nhiên EU lại yêu cầu rất nhiều thông tin phải được in trên đó. Đôi khi cách duy nhất để thoả mãn yêu cầu này là bỏ sản phẩm đã được đóng hộp vào một cái hộp khác như hộp carton hay túi bằng giấy. Một số ý kiến cho rằng trong tương lai ta có thể in một đoạn mã lên bao bì sản phẩm để cung cấp mọi thông tin cần thiết. Khách hàng chỉ cần dùng một máy tính bình thường là có thể đọc được các thông tin này.

Cải tiến đã sẵn sàng được tung ra thị trường

Quan hệ giữa nhà sản xuất và nhà bán lẻ ở Châu Âu thường gần gũi hơn là mối quan hệ này ở Mỹ. Vì thế, công nghệ đóng gói và bảo quản ở Châu Âu thường khác với ở Mỹ, phần lớn là do yếu tố địa lý và khí hậu. Điều này đặc biệt đúng với thực phẩm. Hầu hết các sản phẩm thực phẩm tươi cao cấp ở Anh đều được làm lạnh chứ không phải được làm đông đá. Để duy trì chất lượng, công nghệ tạo môi trường khi đóng gói (MAP) được sử dụng rộng rãi. Kỹ thuật MAP này yêu cầu thực phẩm phải được đóng gói trong môi trường hỗn hợp của các khí như CO2, N2, O2, v.v… để duy trì chất lượng tốt nhất cho thực phẩm tươi sống và thực phẩm đã chế biến. Công nghệ MAP thường được áp dụng cho thực phẩm tươi hoặc thịt đã chế biến, cá, rau, quả, bánh nướng, phô mai…

Bao bì có thể dùng để hâm thức ăn trực tiếp trong vi sóng hiện đã trở nên phổ biến ở Anh. Loại bao bì này được niêm phong trước và có cơ chế tự thông hơi và đã được sử dụng ở Hà Lan, Bỉ, và Đức. Loại túi này có những khoang thông hơi nhỏ nên khi đồ ăn được nung nóng, hơi nước từ thực phẩm sẽ nấu chín thực phẩm, hơi nước thừa sẽ thoát ra theo những khoang thông hơi. Lượng muối cần cho cách nấu bằng hơi nước này chỉ bằng một phần ba so với cách luộc hoặc nướng. Thêm vào đó, lượng vitamin được giữ lại trong thức ăn nấu bằng phương pháp này cũng cao hơn. Khi áp suất hơi nước trong bao quá lớn, nó sẽ tự động làm bung những khoang thông khí nhỏ trên mặt bao.

Một thay đổi rõ ràng nhất trong việc thu hút khách hàng xảy ra trong lĩnh vực sản phẩm y tế và thuốc viên. Những ống kem đánh răng bằng chất dẻo và hộp carton đã được thiết kế bề ngoài rất đẹp. Khởi xướng cho trào lưu này là dòng ống kem đánh răng Maclean có bề mặt lóng lánh như ngọc trai, nắp to, hộp carton ngoài được trang trí rất bắt mắt.

Với hộp kem đánh răng, sự thay đổi này tập trung vào bề ngoài của sản phẩm. Tuy nhiên đây cũng chỉ là sự bắt chước lại các sản phẩm mỹ phẩm. Ngược lại, bao bì của thuốc viên Panadol là thật sự đặc biệt. Mãi đến năm 2003, thuốc Panadol vẫn được bán theo gói được bỏ trong hộp carton, và các loại thuốc cạnh tranh cũng vậy.

Sau này, công ty đã giới thiệu loại bao bì mới. Thuốc Panadol được đóng gói trong những vỉ bằng nhựa trong với những túi nhỏ trên đó. Loại vỉ này rất dễ dùng, dễ mở, và giữ nguyên hình dáng khi bỏ vào túi hay giỏ xách. Những túi plastic nhỏ đựng thuốc trong vỉ bảo vệ thuốc trước những tác nhân vật lý tốt hơn so với hộp carton. Bên ngoài, một cái nắp bằng kim loại dát mỏng tạo cho vỉ thuốc một dáng vẻ rất quyến rũ. Mẫu bao bì này hoàn toàn có thể được nhận rất nhiều giải thưởng dành cho thiết kế độc đáo.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN