Trang chủ (Home Page) là trang đầu tiên khách hàng sẽ được tiếp cận khi truy cập vào website công ty của bạn. Một trang chủ đẹp, hấp dẫn, độc đáo sẽ thu hút khách hàng truy cập không chỉ một lần mà sẽ thường xuyên truy cập trở lại để tìm kiếm thông tin hay sản phẩm mà bạn cung cấp và tiềm năng sẽ trở thành khách hàng.
Ngược lại, cho dù nội dung và sản phẩm mà bạn cung cấp là rất hữu ích nhưng trang chủ mà bạn thiết kế không làm nổi bật được điều đó, không có khả năng thu hút sự chú ý của khách hàng, thì website của bạn sẽ dần mất đi giá trị thực của nó. Vậy một trang chủ như thế nào sẽ được coi là hấp dẫn và có khả năng “bắt mắt” khách hàng.
1. Thu hút sự quan tâm của khách truy cập
Rất nhiều trang web đã để lãng phí những khoảng không giá trị trên trang chủ của họ với những câu khẩu hiệu như: “Welcome message from our CEO!” hay những bài giới thiệu trích dẫn dài vô tận. Tất cả những trang chủ được thiết kế với những nội dung như trên thường không thu hút được sự chú ý của người truy cập và cũng là nguyên nhân làm tăng thời gian truy cập.
Ở một khía cạnh nào đó, những bài giới thiệu về công ty là rất hữu ích. Tuy nhiên, bạn phải biết chọn lọc, đưa ra những thông tin hữu ích nhất để làm nổi bật trang chủ và những ưu việt của sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp.
2. Cung cấp các thông tin ngắn gọn và đơn giản.
Mục đích truy cập Internet của khách hàng là nhanh chóng có được những thông tin mà họ quan tâm. Đừng hy vọng khách hàng sẽ dùng thanh trượt để kéo xuống 3, 4 lần chiều dài của màn hình để tìm kiếm sản phẩm. Tốt nhất hãy tạo thuận lợi cho khách truy cập bằng việc thiết kế một trang chủ thật đơn giản và ngắn gọn trên một mặt màn hình máy tính.
Liệt kê, giới thiệu tên các mặt hàng bằng cách đánh dấu theo từng khoản mục rõ ràng: Khách hàng thường chỉ lướt qua các đề mục mà họ quan tâm chứ không bao giờ tìm kiếm trong những đoạn giới thiệu dài và khó tìm kiếm. Bên cạnh đó có thể sử dụng những kỹ thuật, kỹ xảo làm nổi bật những khoản mục quan trọng.
Phân định các khoản mục một cách rõ ràng: Sử dụng mầu, thẻ header tag hay các thanh công cụ để phân định các khoản mục.
Xây dựng dữ liệu dưới dạng cột: Dữ liệu xây dựng dưới dạng cột có thể dễ đọc hơn là viết dưới dạng dòng ngang kéo dài hết một trang màn hình.
Xây dựng những đoạn thông tin ngắn: Hãy xây dựng những đoạn text ngắn và làm nổi bật những nội dung chính quan trọng của từng đoạn.
Với những kỹ thuật thiết kế trên cùng với sự kết hợp các đường link kết nối, khách truy cập sẽ có được đầy đủ những thông tin mà trang web của bạn cung cấp một cách thuận tiện và nhanh nhất. Trang chủ của một website nó giống như một món ăn khai vị của một bữa tiệc. Hãy tạo cho khách hàng của bạn cảm giác ngon miệng và sự hấp dẫn của những món ăn khác mà bạn sẽ cung cấp.
3. Chỉ dẫn truy cập
Một hệ thống điều hướng hay chỉ dẫn truy cập là rất quan trọng nếu bạn muốn thu hút và tăng số lượng khách truy cập. Và dưới đây là một số cách mà bạn có thể tham khảo:
Công cụ điều hướng truy cập: Hãy tặng cho khách hàng của bạn các lựa chọn điều hướng mà không buộc phải sử dụng sự trợ giúp của công nghệ hay các trình duyệt đặc biệt. Các tổ hợp phím tắt cũng sẽ rất hữu ích để người truy cập có thể sử dụng công cụ điều hướng từ bàn phím thay bằng việc nhấc chuột.
Công cụ tìm kiếm: Khách truy cập rất thích được tra cứu website qua các công cụ tìm kiếm để có được chính xác những thông tin hay sản phẩm mà họ cần. Rất đơn giản, bạn không cần phải dùng bất kỳ một thủ thuật nào để thực hiện. Thay vì hãy liên hệ với một số nhà cung cấp máy chủ, như: Google, FreeFind. Hoặc bạn có thể tham khảo tại SearchTools.com
Sơ đồ trang: Đối với những trang web lớn và phức tạp, việc xây dựng một sơ đồ trang là rất hữu ích không chỉ cho khách truy cập mà cho chính bạn khi bạn muốn quản lý, theo dõi và cập nhật dữ liệu. Sơ đồ trang sẽ giúp bạn xây dựng được mối liên kết giữa tất cả các nội dung của website.
4. Xây dựng niềm tin với khách hàng
Khách truy cập không làm việc trực tiếp với bạn. Và cũng có thể sẽ không bao giờ gặp bạn thậm chí là nói chuyện qua điện thoại – bởi vì tất cả có thể được thực hiện tự động và trực tiếp trên mạng. Chính vì vậy việc xây dựng cơ sở niềm tin cho khách hàng là rất quan trọng. Hãy để một vị trí nhỏ trên trang chủ cho việc cung cấp: Tên công ty, địa chỉ, và số điện thoại.
Đã có không ít khách hàng lưỡng lự khi đưa ra quyết định giao dịch với các website không cung cấp địa chỉ và số điện thoại cụ thể. Ngoài ra, việc đăng ký website lên các công cụ tìm kiếm của bạn cũng sẽ bị huỷ bỏ nếu bạn không cung cấp những thông tin liên hệ cần thiết.
Địa chỉ email: Việc cung cấp một địa chỉ email cũng không thể thiếu để giúp khách hàng có thể giao dịch với bạn, tuy nhiên bạn cũng nên cẩn thận trước những bức thư được gửi dưới dạng Spams.
Tỷ lệ khách truy cập: Việc đưa ra tỷ lệ khách truy cập hay số lượng khách truy cập sẽ giúp khách hàng hình dung và đánh giá được chất lượng của website cũng như chất lượng dịch vụ và sản phẩm mà bạn cung cấp.
5. Kiểm tra và khắc phục các sự cố.
Cuối cùng, bạn cần phải chắc chắn trang chủ của bạn sẽ được hiển thị khi khách truy cập load vào. Những hoạt hình flash ấn tượng là rất cần thiết tuy nhiên bạn cần phải đảm bảo thời gian truy cập không quá lâu. Một trang chủ tiêu chuẩn thu hút được số lượng lớn khách truy cập là một trang đảm bảo thời gian truy cập nhanh, giao diện đẹp hấp dẫn và chứa đựng các thông tin hữu ích. Điều đó hoàn toàn không quá khó – nếu bạn thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:
+ Phối màu phù hợp: Sự phối màu phù hợp sẽ đem lại sự tương thích và nhấn mạnh được những nội dung và thông tin quan trọng. Đặc biệt, tránh sự kết hợp giữa màu đỏ và xanh, có có thể gây ra hiện tượng khó nhìn cho khách truy cập.
+ Xây dựng hình ảnh hay đồ hoạ: Hãy chắc chắn rằng những hình ảnh của trang chủ đưa ra được ý tưởng chính của website. Mục đích của phần lớn khách truy cập là muốn tìm kiếm thông tin chứ thực sự không phải để xem hình ảnh. Chính vì vậy, hãy hạn chế việc đưa những hình ảnh làm tăng thời gian truy cập không cần thiết.
+ Kiểm tra và sửa lỗi: Các lỗi xuất hiện trong việc thiết kế và upload lên mạng là không tránh khỏi. Vì vậy bạn cần phải quan tâm nhiều hơn đến việc tìm kiếm và khắc phục các lỗi trước khi giới thiệu rộng rãi đến công chúng.